Trải nghiệm Razer THX Spatial Audio - Phần mềm giả lập surround 7.1 cho tai nghe trên Windows 10

Trải nghiệm Razer THX Spatial Audio - Phần mềm giả lập surround 7.1 cho tai nghe trên Windows 10

Nói một chút về hai thương hiệu, THX được sáng lập bởi George Lucas (cha đẻ series phim nổi tiếng Star Wars) vào năm 1983, bạn sẽ nhìn thấy thương hiệu THX xuất hiện thường xuyên trong lĩnh vực thiết bị giải trí và nghe nhìn gồm các thiết bị như loa, TV, máy chiếu, hệ thống âm thanh xe hơi và các thiết bị sân khấu. Và tiêu chuẩn THX cũng là một trong những chứng nhận hàng đầu về chất lượng sản phẩm âm thanh hiện nay, mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng khi muốn lựa chọn một sản phẩm vừa ý.

Còn với Razer, đây là thương hiệu đã quá quen thuộc với game thủ trên toàn thế giới cũng như tại thị trường Việt Nam nói riêng với hàng trăm mẫu chuột, bàn phím và tai nghe, phụ kiện máy tính cũng như laptop gaming rất được giới game thủ đánh giá cao. Quan trọng hơn cả, Razer đã mua lại THX vào năm 2016, tuy nhiên THX vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động của mình như một thương hiệu riêng.

 

Quay lại về công nghệ âm thanh THX Spatial Audio, hầu hết các mẫu tai nghe gaming cao cấp của Razer đều được trang bị công nghệ âm thanh này giúp tạo ra những hiệu ứng chiều sâu và giả lập 360 độ cho cảm giác về âm thanh vòm tốt hơn, đặc biệt là với các tựa game bắn súng. Đồng thời cũng cho phép người dùng tùy chỉnh độ cân bằng âm thanh giữa chơi game, trò chuyện hay mức độ bass, mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, một chiếc tai nghe gaming có trang bị công nghệ THX Spatial Audio hiện nay cũng gần 3 triệu đồng, mức giá không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận.

 

Chính vì thế, Razer đã cho ra mắt phần mềm Razer THX Spatial Audio trên hệ điều hàng Windows 10 với giá 19.99 USD, quy ra tiền VNĐ tính tại thời điểm bài viết là khoảng gần 500.000đ, cho phép cài đặt thêm tính năng hỗ trợ THX Spatial Audio cho bất kì mẫu tai ngeh nào mà bạn đang sử dụng. Đầu tiên, bạn tải phần mềm THX Spatial Audio trên trang chủ của Razer tại đây, dung lượng file cài đặt khoảng 4.56MB. Sau khi tải về, bạn khởi chạy file cài đặt và sẽ xuất hiện cửa sổ như hình trên, bạn chọn Install để cài đặt, lưu ý bạn cần phải có kết nối internet trong suốt quá trình cài đặt.

 

Sau khi cài đặt xong, bạn chọn nút Get Started để hoàn tất.

 

Tiếp đến, bạn cần tạo một tài khoản (miễn phí) hoặc liên kết với tài khoản Facebook, Google hoặc Twitch.

Cuối cùng, bạn chọn Try For 15 Days nếu muốn trải nghiệm thử 15 ngày, hoặc nếu thích thì bạn chọn Active để nhập mã kích hoạt sau khi xuống tiền mua.

Bạn chọn Begin Setup để bắt đầu sử dụng.

Giao diện chính phần mềm Razer THX Spatial Audio rất trực quan và dễ sử dụng, tông màu xanh đặc trưng của Razer, phía trên với các thẻ bao gồm: Audio, EQ, Calibration và Demo. Tại giao diện thẻ Audio, bạn có thẻ bật/tắt chế độ âm thanh Spatial Audio cũng như chọn nguồn âm thanh xuất ra thiết bị ngoài, tùy chọn hiệu ứng âm thanh stereo hoặc giả lập Spatial Audio cũng như cho phép chọn ứng dụng nào để nghe hiệu ứng nào rất tiện.

Với thẻ EQ, tại đây bạn có thể tùy chọn những chế độ âm thanh thiết lập sẵn như chơi game, xem phim, nghe nhạc cũng như tinh chỉnh thủ công sao cho hợp tai của mình nhất có thể, bên dưới sẽ có thêm các tùy chọn tối ưu âm bass, cân bằng âm lượng, lọc âm,…

Với thẻ cuối cùng là Calibration, đây là một tính năng Razer gọi là HRTF (Head-Related Transfer Function) giúp bạn có thể tùy chỉnh vị trí, âm lượng và khoảng cách của loa ảo sao cho phù hợp với nội dung âm thanh bạn thường nghe. Vfa như mình đã đề cập phía trên, điểm hấp dẫn của phần mềm này chính là hoạt động với bất kỳ mẫu tai nghe nào, từ tai nghe sử dụng giắc cắm 3.5 mm, tai nghe USB cho đến tai nghe Bluetooth.

Bạn cũng có thể trải nghiệm thử công nghệ THX Spatial Audio qua video trên.

 

Tổng kết nhanh, phần mềm Razer THX Spatial Audio rất phù hợp cho những ai muốn cải thiện về chất lượng âm thanh trên máy tính để bàn hoặc laptop chạy Windows 10 mà không phải đầu tư quá nhiều tiền cho một chiếc tai nghe cao cấp, hoặc dàn âm thanh xịn và nhất là những mẫu tai nghe không dây bluetooth vẫn áp dụng được, điều mà các phần mềm giả lập phổ biến khác hiện nay như Dolby Atmos hay Windows Sonic không làm được. Mặc dù là công nghệ giả lập, thế nhưng giải pháp này vẫn mang lại tính hiệu quả nhất định, đặc biệt là những ai đang sử dung các mẫu tai nghe phổ thông.

MỜI BẠN BÌNH LUẬN VÀ ĐẶT CÂU HỎI

Trải nghiệm Razer THX Spatial Audio - Phần mềm giả lập surround 7.1 cho tai nghe trên Windows 10